$nbsp;

X

 

ĐỒ ĐỒNG VIỆT

Tinh hoa quà tặng vàng

  • Tượng đồng Văn miếu Quốc tử giám 40cm mạ vàng0

Tượng đồng Văn miếu Quốc tử giám 40cm mạ vàng

Liên hệ

ĐỒ ĐỒNG VIỆT

 

iconcuahang HN: Số 530 Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội

phoneicon Điện thoại: 0969 458 666. 0986 847296. 0969 458669

 

iconcuahang Số 78 Trường Chinh – P 12. Q. Tân Bình – HCM

phoneicon Điện thoại: 0986 464 767 - 077.8998.869

 

iconcuahang HCM 1: Số 246D Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, HCM

phoneicon Điện thoại: 00966932446 - 0934 789 269

 

iconcuahang HN: Số298  Hai Bà Trưng - TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc.

phoneicon Điện thoại: 0926258668

Thông tin sản phẩm

Tượng đồng Văn miếu Quốc tử giám 40cm mạ vàng

Tượng đồng Khuê văn các Hà nội được đúc đồng công nghệ cao cấp nhất hiện nay

Chất liệu; đồng thau thanh khiết

Kích thước: cao 38cm,rộng 22x22cm

Quy cách: đúc đồng cao cấp tại Đồ Đông Việt

Đễ gỗ hương, khắc lời tặng,hộp đựng cao cấp

tuongdongvanmieu

Tượng đồng văn miếu cao 40cm bằng đồng nguyên khối

Ý nghĩa tượng đồng Khuê văn các

Khuê văn các là trường đại học đầu tiên của Việt nam, từ thời xưa các trạng nguyên khi đỗ đạt cao đều trải qua kỳ thi này. Ngày nay Văn miếu Quốc tử giám là nơi tâm linh, nơi các sỹ tử thường đến dâng hương trước mỗi kỳ thi Đại học,Trung học… Văn miếu còn là biểu tượng du lịch của Hà nội ngàn năm văn hiến, nơi diễn gia các sự kiện liên quan đến giáo dục,tâm linh.

Mẫu biểu trưng Khuê Văn Các đã nêu được truyền thống văn hóa dân tộc qua hình ảnh trường đại học đầu tiên của đất nước. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trung tâm văn hóa, nơi đào tạo nhân tài của đất nước ta trong lịch sử. Mẫu biểu trưng  đã thể hiện ước mong vươn tới văn hóa, tri thức của con người Thăng Long – Hà Nội. Hơn nữa, về mặt nghệ thuật, mẫu biểu trưng đã thể hiện Khuê Văn Các với phong cách hiện đại, chắc chắn, vững vàng. Về mặt kiến trúc, Khuê Văn Các tuy không hoành tráng nhưng lại hài hòa với quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Khuê Văn các (nghĩa là “gác vẻ đẹp của sao Khuê”) là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao.
Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao [9]. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ 奎文閣 (Khuê văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng. Cả bốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩa.
Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển – Bích thuỷ xuân thâm đạo mạch trường.
Hy triều phấn sức long văn trị – Kiệt các trân tàng tập đại quan
Thành lâm Bắc đẩu hồi nguyên khí – Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm.
Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ – Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang.
Tạm dịch nghĩa như sau:
Sao Khuê trời sáng, văn minh rộng – Sông Bích xuân sâu, mạch đạo dài
Triều ta tô điểm nhiều văn trị – Gác đẹp văn hay đón khách xem
Bắc Đẩu soi thành nhiều khí tốt – Đầm thu bóng nguyệt sáng lòng xưa
Nước lễ nghĩa nghìn năm văn hiến – Phủ đồ thư một mối thánh hiền
Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác.
Phân tích. Theo Kinh dịch những con số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) thuộc về dương, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở và phát triển, Khuê văn các có 8 mái là bát quái, có thêm 1 nóc ở trên là 9, số cửu trù, số cực dương.[10] Theo quan niệm của người xưa, giếng Thiên quang hình vuông tượng trưng cho mặt đất, cửa sổ hình tròn của gác Khuê văn tượng trưng cho bầu trời, có ý nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hoá Nho học Việt Nam.[11] Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.
Cửa Bi văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Thành Đức bên trái Bi văn có nghĩa là trang sức nên vẻ đẹp. Ý nói văn chương trau chuốt sáng sủa, có sức truyền cảm thuyết phục con người.
Cửa Súc văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đạt Tài bên phải Súc Văn có nghĩa là văn chương hàm súc phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp của tâm hồn.
Hai cửa này cùng với gác Khuê Văn đồng thời mở đầu cho khu vực thứ hai, khu vực giếng Thiên Quang và hai vườn bia Tiến sĩ.

Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông (Đại Việt sử ký toàn thư. Nhà xuất bản. Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1, tr.234) chép: “Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.” [2]. Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 tức là năm 8 tuổi lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử, người học đầu tiên là hoàng tử Lý Càn Đức). (Việt sử thông giám cương mục. Nhà xuất bản. Văn sử địa. 1957) chép: “Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4… lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó”. Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu

Nguồn; sưu tầm

 

Để đặt mua sản phẩm Tượng đồng Văn miếu Quốc tử giám 40cm mạ vàng. Xin Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các mục đánh dấu (*).
Họ tên người mua (*)
Địa chỉ email (*)
Điện thoại (*)
Ghi chú nếu có
Thành phố (*)
Quận Huyện (*)
Địa chỉ (*)